Các loài tép cảnh thích hợp sống trong môi trường nước có chỉ số PH dao động từ 6,5-7,5 là hợp lý (chịu tối đa đến 8,5 như tép đỏ RC). Có cách nào để tăng hoặc giảm pH cho hồ tép hay không?
Tép là loài thủy sinh rất nhạy cảm với độ PH của nước, đặc biệt là tép đột biến đắt tiền. Chính vì thế khi độ PH trong bể tép có hiện tượng tăng hoặc giảm so với tiêu chuẩn quy định nên có cách khắc phục sớm để không ảnh hưởng đến tép.
Kĩ thuật giảm PH cho hồ tép
Các loài tép thích hợp sống trong môi trường nước có chỉ số PH dao động từ 6,5-7,5 là hợp lý (chịu tối đa đến 8,5 như tép đỏ RC). PH là một trong những chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, sinh sản của tép.
Khi chỉ số PH thấp hoặc cao hơn nhiều so với mức an toàn trên, đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến vỏ tôm. Bạn sẽ thấy tôm có hiện tượng nhạt nhạt, vỏ mềm và mất một thời gian dài vỏ tôm mới cứng lại….
Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy tình trạng tôm lên màu đen, ăn nhiều nhưng mãi không thấy lột vỏ và lăn đùng ra chết.
Dù bạn là thợ mới chơi tép hay thợ chuyên nghiệp, việc kiểm tra chỉ số PH thường xuyên cho tép bằng bút đo PH là cách mà các chuyên gia thủy sinh khuyến cáo thường xuyên làm.
Khi bạn có các chỉ số PH trong hồ tép, bạn sẽ so sánh với ngưỡng an toàn trên để xác định phương pháp lúc này tăng hay giảm PH cho hồ tép. Tuyệt đối không được phán đoán dựa trên mắt thường. Những cách làm sai có thể giết chết những chú tép cảnh mà bạn đã dày công chăm sóc trong suốt thời gian qua.
Anh em có thể tham khảo một số bút đo TDS cho thủy sinh như: bút đo độ PH Hanna, bút đo PH Milwaukee,…
Trước tiên, bạn nên xử lý, loại bỏ những nguyên nhân khiến PH trong hồ tép tăng như: thức ăn thừa, phân của tép, rong rêu, sỏi, san hồ,…Hãy lấy tất cả những thứ này ra khỏi hồ và sau đó thực hiện một số cách giảm PH cho hồ tép như:
Cung cấp CO2 dạng khí nén. Với cách này vừa có lợi cho cây thủy sinh, vừa cân bằng PH trong bể. Cứ 30 phút, bạn sử dụng bút đo PH đo lại PH 1 lần.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số axit an toàn như: Ascorbic acid (vitamin C), Acid nitric (HNO3), Acid Citric, hoặc Acid Phốt pho ríc,… Chẳng hạn như hồ tép 300 lít của mình cần dùng đến 10ml HNO3 để hạ 1 độ PH. Cứ sau khoảng 5-10 phút, bạn nên đo lại 1 lần.
Sử dụng than bùn và quả cây trăn cũng được coi là cách giảm PH hồ tép hiệu quả:
Bạn có thể bỏ trực tiếp vào bể tép hoặc cũng có thể ngâm vào bình nước khác vài ngày. Trước khi đưa vào hồ tép, bạn nên để than bùn vào tất nylon mỏng.
Với hồ tép khoảng 200 lít nước, bạn dùng khoảng 1.5 lít than bùn, sau vài ngày PH có thể xuống khoảng 1.5 độ.
Qủa cây trăn bạn nấu lấy nước cốt dùng (lưu ý quả khô rụng rồi). Than bùn và quả cây trăn giúp lên màu vàng, tốt cho tép.
Cách tăng PH cho hồ tép – kĩ thuật chơi tép cảnh cần có
Nhiều anh em cho rằng, để tăng PH nước cho hồ tép, có thể bỏ thêm san hô vào bể. Tuy nhiên, cách làm này không khả thi bởi san hồ ngoài làm tan HCO3 dẫn đến làm tan Kh, Ph, chúng còn làm tan luôn Ca và Mg dẫn đến TDS và độ cứng trong nước hồ tép tăng.
Theo các chuyên gia thủy sinh thì tăng PH hồ tép nhanh, an toàn nhất và không ảnh hưởng đến các chỉ số khác của tép nên sử dụng baking soda (NaHCo3).
Với hồ tép khoảng 100 lít nước, bạn cho khoảng 8-9 gram baking soda, pha loãng ra vào 1 ly nước rồi đổ thẳng vào hồ. Cách làm này có thể làm tăng 1 độ PH cho hồ tép.
Ngoài ra, việc sử dụng máy sủi oxi cường độ mạnh và thường xuyên sẽ làm tăng PH.
Nếu như bạn cũng đang chơi tép cảnh, hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản như cách tăng, giảm PH cho hồ tép để không khỏi bỡ ngỡ khi gặp phải tình huống như này. Đặc biệt tìm được cho mình những cách xử lý phù hợp với tài chính mà hiệu quả.